BackEnd là một phần trong hệ thống web được các lập trình viên xử lý, đây là phần mà người dùng không thể thấy được. Máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu là 3 thành phần dùng để xây dựng lên BackEnd. Khi người dùng truy vấn các thông tin mà mình cần, hệ thống BackEnd sẽ truy xuất thông tin và trả về các kết quả đúng với nội dung mà người dùng cần tìm. Lập trình Backend hay còn gọi là Backend Developer. Họ chính là người chịu trách nhiệm cho phần dữ liệu và xử lý phía server để hệ thống website vận hành ổn định cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Hôm nay, cpphinditutorials sẽ cùng các bạn tìm hiểu về lập trình backend (backend developer) là gì? Những điều mà lập trình viên backend nên biết tại bài viết dưới đây.
Lập trình backend (Backend Developer) là gì?
Lập trình viên backend ( Backend Developer) là người chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì phần mềm ẩn sau một ứng dụng hoặc trang web. Cụ thể, họ làm việc với các thành phần của hệ thống không hiển thị trực tiếp cho người dùng cuối mà thường điều khiển logic, xử lý dữ liệu, và quản lý các tác vụ kỹ thuật phía sau.
Router (Định tuyến)
Router có nhiệm vụ trong việc quản lý dữ liệu, truyền thông tin đến cuối cùng. Lập trình viên muốn điều hướng dữ liệu, định tuyến thông tin trong lập trình BackEnd cần tìm hiểu về Router (Định tuyến) chi tiết.
Middleware (Phần mềm trung gian)
Middleware là phần mềm trung gian làm cầu nối giữa các công nghệ, công cụ và cơ sở dữ liệu. Thông qua Middleware hệ thống sẽ được tích hợp một cách liền mạch và cung cấp dịch vụ tốt nhất đến người dùng.
Controller (Bộ điều khiển)
Controller là bộ điều khiển có chức năng xử lý các yêu cầu mà người dùng gửi đến khi truy cập website. Controller sẽ lấy thông tin dữ liệu lưu trữ và trả về theo kết quả truy vấn của người dùng.
Logging (ghi nhật ký)
Logging hay còn gọi là Log hoặc ghi nhật ký. Tính năng này giúp ghi lại những hoạt động và thông tin được thông báo. Quá trình này được lưu lại để dễ dàng debug khi có lỗi xảy ra.
Service (Dịch vụ)
Đây là dịch vụ xác định phân phối lưu lượng truy cập (phạm vi toàn cầu hoặc khu vực). Lập trình viên cũng cần tìm hiểu về các cài đặt để kiểm soát lưu lượng truy cập, cân bằng tải và cài đặt cấu hình phù hợp.
Model (Mô hình)
Models là chức năng kết nối với cơ sở dữ liệu và Middleware (Phần mềm trung gian), Controller (Bộ điều khiển) để vận hành hệ thống mượt mà, cung cấp dữ liệu đến người dùng tốt nhất.
Database (Cơ sở dữ liệu)
Database (Cơ sở dữ liệu) là yếu tố quan trọng để duy trì cơ sở dữ liệu của website. Website có được bảo vệ an toàn và hoạt động ổn định hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở dữ liệu.
Authentication (Xác thực)
Backend developer là người lập trình phần sau website mà người dùng không nhìn nhất. Đồng thời họ cũng là người bảo vệ hệ thống, vì thế Backend developer cần tạo ra những quy trình chuẩn để đảm bảo cơ sở hữu diệu hợp lệ, thống nhất và đồng bộ để điều khiển trên hệ thống và cần được xác thực lại bằng mã code.
API (Giao diện lập trình ứng dụng)
API là giao diện lập trình ứng dụng, viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Application Programming Interface. Giao diện laoaj trình này được cung cấp của bên thú 3 và cần đảm bảo API cho các website đều sử dụng cùng các chức năng mới nhau. Đây là một phần khá phức tạp trong Backend và cung là phần mà các lập trình viên phải làm việc nhiều nhất.
Một số khái niệm khác
Ngoài các khái niệm trên, lập trình viên Backend còn cần phải biết thêm một số khái niệm khác, chẳng hạn như:
Caching
Cache là một bộ đệm còn caching là một kỹ thuật. Đây là kỹ thuật tăng độ truy xuất dữ liệu và giảm tải cho hệ thống để tối ưu tốc độ truy xuất. Hiệu suất truy xuất của một website sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật caching.
Websockets
Websocket là 1 loại công nghệ sử dụng giao thức TCP để hỗ trợ giao tiếp 2 chiều giữa Client và server. Công nghệ Transmission Control Protocol (TCP) sẽ kết nối các dữ liệu và thông tin trong môi trường internet.
Queues
Queue backend là một hệ thống làm tăng tốc độ cho ứng dụng web mang đến cho người dùng những trải nghiệm mượt mà. Hiện nay Queue backend được cung cấp nhiều loại khác nhau như Beanstalk, Amazon SQS, Redis…
Microservices
Microservices hay còn gọi là kiến trúc Microservice. Đây là một kiến trúc được sử dụng nhiều cho lập trình backend có hệ thống hoạt động quy mô lớn. Ngày xưa, backend code sẽ được thực hiện nguyên “một cục” rồi deploy lên server. Điều này gây ra nhiều bất cập khi cần xử lý các vấn đề, kỹ thuật Microservices mở ra một cuộc cách mạng cho lập trình backend, giúp lập trình viên có thể chia nhỏ code rồi mới deploy lên server.
Load Balancing
Load balancing hay còn gọi là “Cân bằng tải”. Đây là kỹ thuật phân phối lưu lượng truy cập giúp tăng lưu lượng truy cập để trên backend servers để người dùng có thể truy cập với số lượng lớn, dễ nhận về các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng.
Kết luận
BackEnd là kỹ thuật lập trình khó hơn FrontEnd, lập trình viên cần có một khối lượng kiến thức lớn, học tập từ nhiều nguồn thông tin và thực hành liên tục để “vững tay nghề” trước khi tham gia vào các công ty IT. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các video dạy học, diễn đàn BackEnd hoặc tham gia vào các khóa học BackEnd chuyên nghiệp. Tại các khóa học này, bạn sẽ được cung cấp tài liệu, có lộ trình học cụ thể và được cầm tay chỉ việc để “thực địa” giúp nâng cao tay nghề trong thời gian sớm nhất. Chúc các bạn sớm học BackEnd thông thạo để tìm kiếm nhiều cơ hội xin việc lương cao trong lĩnh vực này!